Là một người hiểu chuyện

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2022

Dự án kinh doanh: sữa chua chân trâu Hạ Long

 1. Tên dự án: sữa chua chân trâu Hạ Long

2. Danh sách thành viên:

Nguyễn trọng tiến: 2200042

Bùi thị trang: 2200052

Ngô thị tươi: 2200084

Vũ thị phê: 2200008

Lê thị thanh hiền: 2200013

3. Mô tả cơ bản về dự án

-Sữa chua chân trâu Hạ Long là lĩnh vực đầu tư đơn giản, vốn đầu tư thấp, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Khả năng tồn đọng vốn thấp, thu hồi vốn nhanh.

-Sữa chua chân trâu Hạ Long là sản phẩm chứa nhiều lợi khuẩn, cung cấp nhiều vitamin, sữa chua dễ kết hợp với các loại toping khác nhau nên menu đa dạng, nhiều sự lựa chọn.

4. Liệt kê tối thiểu 10 công việc cần làm:

  4.1 Tìm dự án kinh doanh

  4.2 Tìm hiểu thị trường, đối thủ cạnh tranh

  4.3 Tìm địa điểm kinh doanh

  4.4 Nguồn vốn, kinh tế tài chính( doanh thu, chi phí, thuế, vốn đầu tư)

   4.5 Tìm hiểu nguồn nguyên liệu

   4.6 Nguồn nhân lực

   4.7 Xây dựng kênh bán hàng

   4.8 Giấy phép đăng ký kinh doanh, các loại phí thuế, giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

   4.9 Tìm hiểu rủi ro, hướng khắc phục

   4.10 Kế hoạch maketting

5. Bảng phân công nhiệm vụ

Tiến: nhóm trưởng: thuyết trình

Trang: làm slide

Tươi: làm bản word

Phê+Hiền: phụ trách nội dung

Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2022

Câu 2: Xây dựng website thương mại điện tử về dược phẩm

 1. Thẩm quyền cấp phép Đăng ký sàn giao dịch thương mại điện tử: Cục Quản lý Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương.

2. Điều kiện xin cấp phép Đăng ký sàn giao dịch thương mại điện tử:

  • Phải là thương nhân hoặc tổ chức thiết lập website, ứng dụng sàn giao dịch thương mại điện tử đã và đang hoạt động ổn định.

3. Bộ hồ sơ đầy đủ xin cấp phép Đăng ký sàn giao dịch thương mại điện tử

STT

Tiêu đề hồ sơ

Số lượng

Yêu cầu


Ghi chú


A. HỒ SƠ KHÁCH HÀNG KÝ ĐÓNG DẤU


1.Đơn đăng ký sàn giao dịch thương mại điện tử


2.Ký đóng dấu giáp lai


Đề án cung cấp dịch vụ


Ký đóng dấu giáp lai


3.Quy chế quản lý hoạt động website, ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử


Ký đóng dấu giáp lai


4.Mẫu hợp đồng dịch vụ hoặc thỏa thuận hợp tác giữa thương nhân, tổ chức sở hữu website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên website đó


Đóng dấu treo và giáp lai


5.Giấy giới thiệu


Ký đóng dấu

B. HỒ SƠ KHÁCH HÀNG CUNG CẤP

1.Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập (đối với tổ chức, đoàn thể)

2.Bản sao chứng thực và Bản Scan màu

-Hợp đồng cho thuê máy chủ (hosting) 02 Bản sao đóng dấu công ty và bản scan màu  

- Hợp đồng dịch vụ với các bên trung gian thanh toán 02 

- Bản sao đóng dấu công ty và bản scan màu

- Phiếu cung cấp thông tin theo mẫu của True Legal 01    

4. Công việc True Legal thực hiện:

   Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến việc thực hiện thủ tục đăng ký sàn giao dịch thương mại điện tử

Kiểm tra, rà soát nội dung website, ứng dụng, tư vấn cho Khách hàng hoàn thiện đầy đủ các nội dung công bố trên website, ứng dụng theo quy định của pháp luật, theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

  Soạn một bộ hồ sơ đăng ký sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định;

Đại diện Quý khách nộp hồ sơ đăng ký sàn giao dịch thương mại điện tử trên hệ thống của cơ quan có thẩm quyền 

Theo dõi và giải trình về hồ sơ đăng ký sàn giao dịch thương mại điện tử theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

  Nhận mã chứng nhận đăng ký website, ứng dụng sàn giao dịch thương mại điện tử và bàn giao cho khách hàng;

Giao một bộ hồ sơ đăng ký sàn giao dịch thương mại điện tử hoàn chỉnh cho Quý Khách hàng lưu 

 5. Thời gian thực hiện thủ tục Đăng ký sàn giao dịch thương mại điện tử: 

  - Làm thường: 20-25 Ngày làm việc

 - Làm nhanh: 10-12 Ngày làm việc

  6. Cơ sở pháp lý thủ tục Đăng ký sàn giao dịch thương mại điện tử : 

   - Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử ngày 16 tháng 5 năm 2013.

- Nghị định số 08/2018/NĐ-CP sửa đổi một số nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước cảu Bộ Công thương ngày 15 tháng 01 năm 2018

   - Thông tư số 47/2014/TT-BCT về quản lý website thương mại điện tử ngày 05 tháng 12 năm 2014

   - Thông tư 47/2014/TT-BCT về quản lý website thương mại điện

VÍ DỤ : Tìm hiểu cấu trúc của 1 website TMĐT Nhà thuốc The Medcare


1. Trang web: nhathuocmedcare.vn


2. Giao diện: 


Giới thiệu về nhà thuốc the madcare


3. Sản phẩm/dịch vụ:


Thuốc không kê đơn


TPCN


Mỹ phẩm


TBYT


4. Tin tức:


Khi đăng ký 1 sản phẩm cần có: 


Tên sản phẩm


Giá sản phẩm


Hoạt chất/ hàm lượng


Dạng bào chế


Đối tượng sử dụng


Công dụng


Chỉ định


Liều dùng/cách dùng


Bảo quản


Quy cách đóng gói


Xuất xứ


Ngoài ra có các danh mục liên quan, sản phẩm liên quan


5. Cấu trúc của website nhà thuốc có 1 số các mục khác như: các nút tìm kiếm, liên hệ, hỗ trợ tư vấn, giỏ hàng

Sản phẩm kinh doanh Dược phẩm trực tuyến




 Bài 1: (Tiêu đề: Sản phẩm kinh doanh Dược phẩm trực tuyến): Tìm hiểu tại Việt Nam: Với các sản phẩm, dịch vụ của ngành Dược học, Sản phẩm/ dịch vụ nào được phép kinh doanh; Sản phẩm/dịch vụ nào không được phép kinh doanh trên nền tảng Website thương mại điện tử tại Việt Nam. Nhưng quy định này đươc thể hiện trong văn bản pháp lý nào? Nêu rõ các quy định trên làm minh chứng ?


SẢN PHẨM KINH DOANH DƯỢC PHẨM TRỰC TUYẾN 

tháng 10 15, 2022

 NHỮNG SẢN PHẨM THUỘC NGÀNH DƯỢC KHÔNG ĐƯỢC PHÉP KINH DOANH TRÊN NỀN TẢNG TMĐT TẠI VIỆT NAM theo Thông tư số 13/2009/TT-BYT ngày 01 tháng 9 năm 2009 của Bộ Y tế:

1. Quảng cáo thuốc kê đơn; vắc xin, sinh phẩm y tế dùng để phòng bệnh; thuốc không phải kê đơn nhưng được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo bằng văn bản sử dụng hạn chế hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.

2. Thông tin, quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và các sản phẩm không phải là thuốc với nội dung không rõ ràng có thể khiến người tiêu dùng hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.

3. Lợi dụng số đăng ký cho phép lưu hành thuốc của Cục Quản lý dược, của cơ quan quản lý dược phẩm nước khác để quảng cáo thuốc.

4. Sử dụng danh nghĩa, biểu tượng, hình ảnh, địa vị, uy tín, thư tín của tổ chức y, dược, của cán bộ y tế, thư cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo, khuyên dùng thuốc.

5. Lợi dụng hình thức thầy thuốc hướng dẫn cách phòng bệnh, chữa bệnh hoặc hướng dẫn sử dụng thuốc bằng các bài viết trên báo, bằng các chương trình phát thanh, truyền hình để quảng cáo thuốc.

6. Sử dụng các loại kết quả nghiên cứu lâm sàng chưa đủ cơ sở khoa học, chưa đủ bằng chứng y học để thông tin, quảng cáo thuốc.

7. Lợi dụng kết quả kiểm nghiệm, các chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp, huy chương do hội chợ triển lãm cấp cho sản phẩm và/hoặc đơn vị để quảng cáo thuốc.

8. Thông tin, quảng cáo thuốc có nội dung không phù hợp với thuần phong, mỹ tục Việt Nam; lạm dụng hình ảnh động vật hoặc các hình ảnh khác không liên quan để thông tin, quảng cáo thuốc gây ra cách hiểu sai cho người sử dụng.

9. Phát hành cho công chúng tài liệu thông tin thuốc cho cán bộ y tế.

10. Dùng câu, chữ, hình ảnh, âm thanh gây nên các ấn tượng kiểu sau đây cho công chúng:

a) Thuốc này là số 1, là tốt hơn tất cả;

b) Sử dụng thuốc này là biện pháp tốt nhất;

c) Sử dụng thuốc này không cần có ý kiến của thầy thuốc;

d) Thuốc này hoàn toàn vô hại, không có tác dụng phụ, không có chống chỉ định.

11. So sánh với ý đồ quảng cáo thuốc của mình tốt hơn thuốc, hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác.

12. Quảng cáo, thông tin (trừ trường hợp quy định tại Khoản 3, Điều 9 tại Thông tư này) các thuốc chưa được cấp số đăng ký hoặc số đăng ký hết hiệu lực.

13. Thông tin (trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 10 của Thông tư này), quảng cáo thuốc khi chưa nộp hồ sơ đăng ký thông tin, quảng cáo thuốc tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; thông tin, quảng cáo thuốc không đúng với nội dung đã đăng ký; thông tin, quảng cáo thuốc đang tr

Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2022

Mô Hình Khu Vui Chơi

 I. Xây dựng ý tưởng kinh doanh. 


Mô hình kinh doanh thu bán hàng/ dịch vụ: Mở khu vui chơi trẻ em, ăn uống.


II. Phân tích 9 yếu tố trong mô hình kinh doanh.


1. Đối tác chính:


-Các nhà cung cấp các đồ chơi trong khu vui chơi (nhà bóng, cầu trượt liên hoàn, câu cá, leo núi trong nhà...). Công ty TNHH dịch vụ và thương mại Đoan Khang Vina. Công ty TNHH thiết bị vui chơi Phú Long


- Các nhà cung cấp thực phẩm nước giải khát, đồăn vặt...


2. Hoạt động chính:


 Dịch vụ vui chơi giải trí trẻ em khu vực nông thôn.


- Nhập và tìm kiếm các đồ chơi, trò chơi 


- Tìm kiếm khách hàng


3. Nguồn lực chính:


Gồm các: quản lý thu ngân, phục vụ, bảo vệ ở trong độ tuổi lao động.


4. Mục tiêu:


- Mang lại lợi nhuận dài, khả năng thu hồi vốn và sinh lời nhanh, không bị tồn đọng lâu dài. Trong 1 năm đầu thu được 70% số vốn ( số vốn đầu tư bản đầu 500.000.000 đồng). Trong những năm tiếp theo mở rộng thêm 1 số loại hình vui chơi mới: trượt Latin, đu quay, ghế massage...


- Chưa có đối thủ cạnh tranh.


- Tạo môi trường vui chơi lành mạnh, hiện đại cho các trẻ em được vui chơi giải trí. Tăng cưongf khả năng vận động, phât triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, hạn chế sử dụng nhiều các thiết bị điện tử...


5. Quan hệ khách hàng:


- Có các chương trình khuyến mại, tặng quà cho trẻ em ở gần khu vực


- Từ các người quen thân, giá đình giới thiệu khu vui chơi tới các mối quan hệ của họ


6. Các kênh truyền thông và phân phối:


- Các kênh truyền thông: Facebook, Zalo, chạy quảng cáo trên Google, phát tờ rơi ở các cổng trường mầm non,tiêu học, đặt standee tại các cửa hàng bỉm sửa trẻ em mẹ và bé.


7. Phân khúc khách hàng:


- Trẻ em khu vực nông thôn.


- Lứa tuổi từ 1-14 tuổi.


8. Cơ cấu chi phí:


- Vốn ban đầu là 500.000.000


- Chi phí đầu tư bản đầu của quán ( tài sản cố định): 175.460.000


- Chi phí trung bình phát sinh hàng tháng ( nhân viên, điện, nước, thuế, nhập các nguyên liệu...): 32.250.000


- Chi phí khấu hao tài sản cố định (2 năm): 42.000.000




9. Dòng doanh thu:


- Vé vào khu vui chơi: 30k/vé/ cháu. Nếu cháu dưới 5 tuổi được kèm theo bố hoặc mẹ vào cùng.


- Đồ ăn vặt+ nước giải khát: 10-20k/sản phẩm.


- Tô tượng: 20-25k/ sản phẩm


Nhóm gồm: Nguyễn Trọng Tiến-2200042


                      Bùi Thị Trang - 2200052


                      Ngô Thị Tươi- 2200084


                      Vũ Thị Lý- 2200040


                      Đào Thị Nội-2200044


                      Đinh Thị Khánh Ly-2200041




































Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2022

SẢN PHẨM KINH DOANH DƯỢC PHẨM TRỰC TUYẾN

 SẢN PHẨM KINH DOANH DƯỢC PHẨM TRỰC TUYẾN

Câu hỏi: Tìm hiểu tại Việt Nam: Với các sản phẩm, dịch vụ của ngành Dược học, Sản phẩm/ dịch vụ nào được phép kinh doanh; Sản phẩm/dịch vụ nào không được phép kinh doanh trên nền tảng Website thương mại điện tử tại Việt Nam. Nhưng quy định này đươc thể hiện trong văn bản pháp lý nào?

Câu trả lời:

Một vài chia sẻ về định kiến kinh doanh dược phẩm .

                                  

Như các bạn biết đấy, hiện nay có rất nhiều thể loại kinh doanh khác nhau như: Thời trang, mỹ phẩm, thực phẩm. Nhưng chắc hẳn ít ai nghe qua và biết đến việc kinh doanh online dược phẩm. Vì mọi người đều nghĩ dược phẩm chỉ thường được bán tại bệnh viện, trạm y tế hay các nhà thuốc uy tín. Vậy tại sao lại xuất hiện loại hình kinh doanh đầy mới lạ này?

 Vậy “Tại sao dược phẩm lại không kinh doanh online được?”. Bởi dược phẩm xét cho cùng cũng chỉ là những chế phẩm hoàn chỉnh được đóng gói cẩn thận và có nhãn mác theo quy chuẩn của Bộ Y tế. Thậm chí với việc vận chuyển, dược phẩm còn dễ dàng hơn rất nhiều so với các mặt hàng khác. Do vậy chẳng có lý do gì khiến dược phẩm lại không được kinh doanh, nhất là trong thời buổi hiện đại như bây giờ.

Thị trường dược phẩm Việt Nam đang ghi nhận tốc độ phát triển vô cùng nhanh chóng với nhiều nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp công nghệ số muốn tham gia vào việc kinh doanh loại hình này. Hãng nghiên cứu thị trường IMS Health cũng dự báo việc chi tiêu cho dược phẩm theo bình quân đầu người tại Việt Nam sẽ nâng lên mức 50$/người/năm vào năm 2020. Đây là một con số rất ấn tượng.

Khách hàng có thể đặt mua thuốc trực tuyến.

Theo dự báo từ hãng nghiên cứu thị trường IBM, “sức chứa” của thị trường dược phẩm nước ta sẽ đạt 7,7 tỷ USD (khoảng 184.563 tỷ VND) vào năm 2021, và lên tới mức 16,1 tỷ USD (289.164 tỷ VND) ở năm 2026.

Những con số thống kê này rất tiềm năng với bất kỳ nhà đầu tư hay bán lẻ thuốc nào trên thị trường thông qua kênh bán hàng online. Đặc biệt hơn là vào thời kỳ công nghệ 4.0 như hiện nay. Khi con người có thể tận dụng tối đa những nền tảng thông minh vào việc kinh doanh, mua sắm, tiêu dùng ngày một hiệu quả hơn.

1. Với các sản phẩm, dịch vụ của ngành Dược học, Sản phẩm/ dịch vụ được phép kinh doanh là

  • Các thuốc không kê đơn: Như thuốc giảm đau, hạ sốt; thuốc Vitamin khoáng chất, Thuốc kháng Histamin,Thuốc tẩy giun, Thuốc Đông Y……
  • Thực phẩm chức năngnhư thuốc bổ gan, bổ não, làm đẹp…..
  • Thiết bị y tếMáy đo Huyết áp, đo Tiểu đường,Đai lưng…..
  • Các sản phẩm chăm sóc sức khỏe khácVật tư y tế thông thường, bông băng,gạc…….
  • Mỹ phẩm: Kem bôi dưỡng da,…….

Và Tiêu chuẩn và nguyên tắc tối thiểu với các thực phẩm nêu trên cần để được phép kinh doanh
  • Có hạn sử dụng: tất cả các mặt hàng thực phẩm phải được dán nhãn có chứa thông tin hạn sử dụng rõ ràng. Không được bán các mặt hàng thực phẩm đã hết hạn.
  • Nguyên tem/mác: tất cả các thực phẩm và các chế phẩm liên quan cần được đóng gói và giữ nguyên tem/mác nếu có thể để đảm bảo rằng người mua có bằng chứng xác định hàng giả, hàng đã qua sử dụng. 
  •  Các mặt hàng thực phẩm dễ bị hỏng/ôi thiu: người bán có trách nhiệm cung cấp thông tin đầy đủ trong phần mô tả hàng hóa và đảm bảo rằng thực phẩm luôn được đóng gói hợp lý

2. Sản phẩm/dịch vụ nào không được phép kinh doanh trên nền tảng Website thương mại điện tử tại Việt Nam

  • Các thuốc nằm trong danh mục thuốc kê đơn như :thuốc kháng sinh .thuốc tim mạch thuốc huyết áp, tiểu đường, ...
  • Các thuốc nằm trong danh mục thuốc kiểm soát đặc biệt: như thuốc gây nghiện,thuốc hướng tâm thần tiền chất....
  • Thuốc nằm trong danh mục thuốc bị thu hồi 
  • Thuốc kém chất lượng ,hàng giả ,hàng nhái
  • Thuốc hết hạn sử dụng 
  • Các sản phẩm chức năng, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, thiết bị y tế không được phép lưu hành trên thị trường

3.Những quy định này đươc thể hiện trong văn bản pháp lý nào?

  *Theo quy định của Luật Dược năm 2016 quy định thuốc là loại hàng hóa đặc biệt và chỉ được bán lẻ dưới 4 hình thức sau: nhà thuốc, quầy thuốc, tủ thuốc của trạm y tế xã/phường và cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền.

Khi nhà thuốc, quầy thuốc mở cửa thì dược sĩ phải có mặt để thực hiện công tác chuyên môn, tư vấn cho người bệnh. Các loại thuốc bán phải được Bộ Y tế cấp phép lưu hành là thuốc, được cấp giấy xác nhận nội dung thông tin thuốc/quảng cáo thuốc.
Khi niêm yết, quảng cáo các loại thuốc cần căn cứ theo Thông tư số 05/TTH-BYT, hướng dẫn hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc ngày 4/10/2013, điều 19, mục III quy định các loại thuốc được quảng cáo:
Điều 19. Các loại thuốc được quảng cáo
Thuốc thuộc Danh mục thuốc không kê đơn do Bộ Y tế ban hành và có số đăng ký đang còn hiệu lực được quảng cáo trên sách, báo, tạp chí, tờ rơi, báo điện tử, website của doanh nghiệp, website của đơn vị làm dịch vụ quảng cáo, pano, áp phích băng rôn, vật thể phát quang, vật thể trên không, dưới nước, phương tiện giao thông, vật thể di động khác và trên các phương tiện quảng cáo khác. 
Thuốc được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam, có hoạt chất chính nằm trong danh mục hoạt chất thuốc được đăng ký quảng cáo trên phát thanh, truyền hình do Bộ Y tế ban hành được quảng cáo trên phát thanh, truyền hình.
 * Điều kiện phân phối thực phẩm chức năng nhập khẩu: Khái niệm thực phẩm chức năng theo Mục I Thông tư 08/2004: “Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh tật”. Theo khái niệm này thì thực phẩm chức năng nằm giữa giới hạn thực phẩm truyền thống và thuốc. Vì thế, người ta còn gọi thực phẩm chức năng là thực phẩm - thuốc. Sản phẩm mà bạn đang dự định bán là thực phẩm chức năng. 

Khoản 13,14  Điều 5 thông tư 13/2009/TT-BYT Hướng dẫn hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc có quy định 

Điều 5. Hành vi nghiêm cấm

13. Quảng cáo, thông tin (trừ trường hợp quy định tại Khoản 3, Điều 9 tại Thông tư này) các thuốc chưa được cấp số đăng ký hoặc số đăng ký hết hiệu lực.

14. Thông tin (trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 10 của Thông tư này), quảng cáo thuốc khi chưa nộp hồ sơ đăng ký thông tin, quảng cáo thuốc tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; thông tin, quảng cáo thuốc không đúng với nội dung đã đăng ký; thông tin, quảng cáo thuốc đang trong thời hạn xem xét, giải quyết hồ sơ theo quy định." 

Thông tư số 26/2012/TT-BYT ngày 30.11.2012 của Bộ Y tế

Cơ sở có giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm

Cơ sở có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định     

Theo quy định tại Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25.4.2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm

Các lô hàng thực phẩm chức năng nhập khẩu vào Việt Nam phải được kiểm tra tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được cấp thông báo lô hàng đạt chất lượng nhập khẩu

Điều 20 Luật Quảng cáo 2012 Điều kiện để quảng cáo trên mạng

1.Quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Quảng cáo cho các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.

3. Quảng cáo tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản.

4. Quảng cáo cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

a) Quảng cáo thuốc được phép quảng cáo theo quy định của pháp luật về y tế; phải có giấy phép lưu hành tại Việt Nam đang còn hiệu lực và tờ hướng dẫn sử dụng do Bộ Y tế phê duyệt;

c) Quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế phải có giấy chứng nhận đăng ký lưu hành do Bộ Y tế cấp;

Website thương mại điện tử là gì?

 Trong thời đại kỷ nguyên số, website thương mại điện tử là công cụ không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh, từ mua bán hàng hóa cho đến cung ứng dịch vụ. Đây là một trong những hình thức tổ chức của hoạt động thương mại điện tử. Tuy nhiên, cũng như các hoạt động kinh doanh thông thường, các hoạt động thương mại điện tử nói chung hay các hoạt động thông qua website thương mại điện tử đều phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Dưới góc độ pháp lý, bài viết sau đây sẽ cung cấp người đọc các kiến thức cần thiết về website thương mại điện tử và các hoạt động thương mại điện tử liên quan.

https://lh5.googleusercontent.com/QjS6tiu1DhT3RGKzy3IOYn5QM-sg5qX1Af7Zl6e386TD53ad_DQR7jMTpSlDiRLmyG5F-pg9sbmMhLOm_tYpPKFOVTloAFQSx52PUR6EUM7JC8AWLxcwKdmQNxCHP1A9oTpLjAE=s0

Ảnh minh họa

1. Website thương mại điện tử là gì?

Theo quy định pháp luật, khoản 8 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, website thương mại điện tử được định nghĩa là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.

Hiểu đơn giản, website thương mại điện tử hoạt động trên mạng internet và người dùng sẽ thực hiện giao dịch thông qua nó, bao gồm cả những website không có chức năng đặt hàng và mua hàng trực tuyến, thanh toán trực tuyến, khách hàng muốn mua hàng phải gọi điện hoặc để lại thông tin.

Theo Điều 25 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, website thương mại điện tử được phân làm 02 loại: website thương mại điện tử bán hàng và website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử. Theo đó:

– Website thương mại điện tử bán hàng: là website thương mại điện tử do các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.

– Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử: là website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại. Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm các loại sau:

+ Sàn giao dịch thương mại điện tử (khoản 9 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP).

+ Website đấu giá trực tuyến (khoản 11 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP).

+ Website khuyến mại trực tuyến (khoản 10 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP).

+ Các loại website khác do Bộ Công Thương quy định.

Xem thêm:

Một công ty có được xin cấp phép 02 website thương mại điện tử hay không?

Tại sao hồ sơ đăng ký website thương mại điện tử cho hộ kinh doanh cá thể bị từ chối?

2. Quy định của pháp luật điều chỉnh website thương mại điện tử

– Luật Giao dịch điện tử 2005.

– Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử.

– Nghị định 08/2018/NĐ-CP sửa đổi một số nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương.

– Thông tư 47/2014/TT-BCT quy định về quản lý website thương mại điện tử.

– Thông tư 21/2018/TT-BCT sửa đổi một số điều của Thông tư 47/2014/TT-BCT quy định về quản lý website thương mại điện tử và Thông tư 59/2015/TT-BCT quy định về quản lý hoạt động thương mại điện tử qua ứng dụng trên thiết bị di động.

3. Các nguyên tắc hoạt động thương mại điện tử

Thứ nhất, nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận trong giao dịch thương mại điện tử

Các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử có quyền tự do thỏa thuận không trái với quy định của pháp luật để xác lập quyền và nghĩa vụ của từng bên trong giao dịch. Thỏa thuận này là căn cứ để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch.

Thứ hai, nguyên tắc xác định phạm vi hoạt động kinh doanh trong thương mại điện tử

Nếu thương nhân, tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và xúc tiến thương mại trên website thương mại điện tử không nêu cụ thể giới hạn địa lý của những hoạt động này, thì các hoạt động kinh doanh đó được coi là tiến hành trên phạm vi cả nước.

Thứ ba, nguyên tắc xác định nghĩa vụ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử

– Người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng và người bán trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng;

– Khách hàng trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là người tiêu dùng dịch vụ thương mại điện tử và là người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ do người bán trên website này cung cấp;

– Trường hợp người bán trực tiếp đăng thông tin về hàng hóa, dịch vụ của mình trên website thương mại điện tử thì thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng không phải là bên thứ ba cung cấp thông tin theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Thứ tư, nguyên tắc kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thông qua thương mại điện tử

Các chủ thể ứng dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện phải tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến việc kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó.

Xem thêmTừ ngày 01/01/2021, công nhận hình thức hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử

4. Đặc điểm, phân loại hoạt động thương mại điện tử

4.1. Đặc điểm hoạt động thương mại điện tử

– Về hình thức thực hiện: Các hoạt động thương mại điện tử được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử. Trong hoạt động thương mại truyền thống, các giao dịch được tiến hành chủ yếu thông qua việc các bên gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến hành đàm phán, giao dịch và đi đến ký kết hợp đồng trên văn bản, giấy tờ …

– Về phạm vi hoạt động: Hoạt động thương mại được thực hiện không phụ thuộc vào vị trí địa lý, thời gian. Các chủ thể có thể tiến hành các hoạt động thương mại điện tử ở bất cứ nơi nào, tại bất kì thời điểm nào.

– Về chủ thể tham gia: các chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại điện tử không chỉ bao gồm người mua và người bán như thương mại truyền thống mà cụ thể sẽ là các chủ thể: người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng; thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử; người bán; khách hàng; thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng… (Điều 24 Nghị định 52/2013/NĐ-CP).

Ngoài ra, trong một số trường hợp, các giao dịch thương mại điện tử còn cần có thêm cả cơ quan, tổ chức hoặc thương nhân chứng thực. Bởi các giao dịch thương mại điện tử thường phải đối mặt với các vấn đề an ninh, bảo mật. Do vậy, các giao dịch thương mại điện tử cần phải có sự trợ giúp của các chủ thể có khả năng và thẩm quyền xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch thương mại điện tử.

– Về thời gian thực hiện giao dịch: Nhờ việc sử dụng các phương tiện điện tử với công nghệ hiện đại và công nghệ truyền dẫn không dây, các giao dịch thương mại điện tử được thực hiện không phụ thuộc vào thời gian. Đây là một lợi thế quan trọng của hoạt động thương mại điện tử. Lợi thế này giúp người tham gia giao dịch tiến hành tự động hóa một số bước trong giao dịch thương mại điện tử (như mua hàng trực tuyến qua website) và loại bỏ sự chênh lệch về thời gian giữa các quốc gia. Do đó, dù ở bất cứ nơi đâu, vào bất cứ thời điểm nào các cá nhân, doanh nghiệp cũng có thể tiến hành được các giao dịch thương mại điện tử.

4.2. Phân loại hoạt động thương mại điện tử

Pháp luật không quy định cụ thể về vấn đề phân loại hoạt động thương mại điện tử. Tuy nhiên, nếu xem xét tính chất hoạt động của tổ chức hoạt động thương mại điện tử, hoạt động này có thể được chia thành 02 nhóm chính sau:

– Các hoạt động của tổ chức giao dịch thương mại điện tử trực tiếp và đơn lẻ: thông qua email, các phương tiện điện tử khác – mô hình doanh nghiệp B2B, B2C, C2B…

– Các hoạt động của tổ chức hoạt động thương mại điện tử mang tính chuyên nghiệp: thông qua website thương mại điện tử – mô hình doanh nghiệp B2C, C2B, C2C, B2B.

Theo đó, dựa vào hình thức các website thương mại điện tử, hoạt động thương mại điện tử có thể được chia nhỏ thành các trường hợp sau:

(1) Hoạt động thương mại điện tử được thực hiện trên website thương mại điện tử bán hàng.

(2) Hoạt động thương mại điện tử được thực hiện trên sàn giao dịch thương mại điện tử.

(3) Hoạt động thương mại điện tử được thực hiện trên website đấu giá trực tuyến.

(4) Hoạt động thương mại điện tử được thực hiện trên website khuyến mại trực tuyến.

Việc phân loại các hoạt động thương mại điện tử có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định trách nhiệm của các chủ thể khi tham gia vào từng loại hoạt động thương mại điện tử. Mỗi loại hoạt động thương mại điện tử này có những đặc điểm riêng về chủ thể tham gia hoạt động và về loại hoạt động thương mại được thực hiện.

Ví dụ, đối với hoạt động thương mại điện tử trên website thương mại điện tử bán hàng, chủ thể thực hiện hoạt động thương mại cũng là chủ thể thiết lập website thương mại điện tử. Còn đối với hoạt động thương mại trên sàn giao dịch thương mại điện tử, thì chủ thể thiết lập sàn giao dịch không phải là chủ thể trực tiếp tham gia và thực hiện giao dịch. Đối với hoạt động trên website khuyến mại trực tuyến, hoạt động được thực hiện là hoạt động khuyến mại hàng hoá, dịch vụ cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân có nhu cầu trên cơ sở của hợp đồng dịch vụ khuyến mại giữa các chủ thể này với thương nhân, tổ chức thiết lập website. Còn đối với hoạt động trên website đấu giá trực tuyến thì hoạt động được thực hiện ở trên thông tin này là hoạt động đấu giá.

5. Điều kiện hoạt động thương mại điện tử

“Điều kiện hoạt động thương mại điện tử” mang phạm trù khá rộng. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết, điều kiện này được hiểu là điều kiện hoạt động của các website thương mại điện tử mà cụ thể hơn chính là điều kiện thiết lập website đối với các chủ sở hữu.

Đối với website thương mại điện tử bán hàng

Theo Điều 52 Nghị định 52/2013/NĐ-CP và khoản 1 Điều 10, Điều 11 Nghị định 08/2018/NĐ-CP, các thương nhân, tổ chức, cá nhân được thiết lập website thương mại điện tử bán hàng nếu đáp ứng các điều kiện sau:

Thứ nhất, là thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân đã được cấp mã số thuế cá nhân.

Thứ hai, đã thông báo với Bộ Công Thương về việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng theo quy định.

Đối với website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

Theo Điều 54 Nghị định 52/2013/NĐ-CP và khoản 2 Điều 10, Điều 11 Nghị định 08/2018/NĐ-CP, thương nhân, tổ chức được thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (sàn giao dịch thương mại điện tử, website đấu giá trực tuyến, website khuyến mại trực tuyến) khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

Thứ nhất, là thương nhân, tổ chức được thành lập theo quy định pháp luật.

Thứ hai, có đề án cung cấp dịch vụ trong đó nêu rõ các nội dung sau:

+ Mô hình tổ chức hoạt động, bao gồm hoạt động cung cấp dịch vụ, hoạt động xúc tiến, tiếp thị dịch vụ cả trong và ngoài môi trường trực tuyến.

+ Phân định quyền và trách nhiệm giữa thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với các bên sử dụng dịch vụ.

Thứ ba, đã đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và được Bộ Công Thương xác nhận đăng ký theo quy định.

Trong trường hợp thương nhân, tổ chức thiết lập website thương mại điện tử vừa là website thương mại điện tử bán hàng vừa là website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử phải thông báo và đăng ký với Bộ Công Thương.

6. Lưu ý khi tiến hành hoạt động thương mại điện tử

Ở góc nhìn của chủ sở hữu website thương mại điện tử thì việc xác định một website có phải website thương mại điện tử hay không và là loại website thương mại điện tử nào vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, mỗi loại website sẽ phải đáp ứng các yêu cầu nhất định để có thể tiến hành hoạt động hợp pháp. Chẳng hạn, chủ sở hữu website thương mại điện tử bán hàng phải tiến hành thủ tục thông báo với Bộ Công thương trong khi thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử phải tiến hành thủ tục đăng ký với nhiều điều kiện kèm theo.

Bên cạnh đó, người bán cần lưu ý không được sử dụng website thương mại điện tử để kinh doanh các hàng hóa hạn chế kinh doanh:

– Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ;

– Thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác;

– Rượu các loại;

– Thực vật, động vật hoang dã quý hiếm, bao gồm cả vật sống và các bộ phận của chúng đã được chế biến;

– Các hàng hóa hạn chế kinh doanh khác theo quy định của pháp luật.

Thương nhân thiết lập website để bán các hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh phải công bố trên website của mình số, ngày cấp và nơi cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ đó (Điều 3 Thông tư 47/2014/TT-BCT).

Xem thêm:

Căn cứ tính thuế đối với hàng hoá mua tại website nước ngoài chuyển phát nhanh về việt nam

Bộ kế hoạch và đầu tư triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp quan tâm tới xuất khẩu qua thương mại điện tử

Tổng cục thuế: không chồng chéo khi sàn thương mại điện tử khai và nộp thuế thay cho người kinh doanh

Khuyến cáo các sai phạm về thuế thường gặp trong lĩnh vực thương mại điện tử

DỰ ÁN KINH DOANH SỮA CHUA TRÂN CHÂU HẠ LONG

Thành viên nhóm 05, lớp 16AK14   Nguyễn Trọng Tiến: 2200042 Bùi Thị Trang: 22000 52 Ngô Thị Tươi: 2200084 Vũ Thị Phê: 2200008 Lê Thị Thanh H...