Là một người hiểu chuyện

Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2022

SẢN PHẨM KINH DOANH DƯỢC PHẨM TRỰC TUYẾN

 SẢN PHẨM KINH DOANH DƯỢC PHẨM TRỰC TUYẾN

Câu hỏi: Tìm hiểu tại Việt Nam: Với các sản phẩm, dịch vụ của ngành Dược học, Sản phẩm/ dịch vụ nào được phép kinh doanh; Sản phẩm/dịch vụ nào không được phép kinh doanh trên nền tảng Website thương mại điện tử tại Việt Nam. Nhưng quy định này đươc thể hiện trong văn bản pháp lý nào?

Câu trả lời:

Một vài chia sẻ về định kiến kinh doanh dược phẩm .

                                  

Như các bạn biết đấy, hiện nay có rất nhiều thể loại kinh doanh khác nhau như: Thời trang, mỹ phẩm, thực phẩm. Nhưng chắc hẳn ít ai nghe qua và biết đến việc kinh doanh online dược phẩm. Vì mọi người đều nghĩ dược phẩm chỉ thường được bán tại bệnh viện, trạm y tế hay các nhà thuốc uy tín. Vậy tại sao lại xuất hiện loại hình kinh doanh đầy mới lạ này?

 Vậy “Tại sao dược phẩm lại không kinh doanh online được?”. Bởi dược phẩm xét cho cùng cũng chỉ là những chế phẩm hoàn chỉnh được đóng gói cẩn thận và có nhãn mác theo quy chuẩn của Bộ Y tế. Thậm chí với việc vận chuyển, dược phẩm còn dễ dàng hơn rất nhiều so với các mặt hàng khác. Do vậy chẳng có lý do gì khiến dược phẩm lại không được kinh doanh, nhất là trong thời buổi hiện đại như bây giờ.

Thị trường dược phẩm Việt Nam đang ghi nhận tốc độ phát triển vô cùng nhanh chóng với nhiều nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp công nghệ số muốn tham gia vào việc kinh doanh loại hình này. Hãng nghiên cứu thị trường IMS Health cũng dự báo việc chi tiêu cho dược phẩm theo bình quân đầu người tại Việt Nam sẽ nâng lên mức 50$/người/năm vào năm 2020. Đây là một con số rất ấn tượng.

Khách hàng có thể đặt mua thuốc trực tuyến.

Theo dự báo từ hãng nghiên cứu thị trường IBM, “sức chứa” của thị trường dược phẩm nước ta sẽ đạt 7,7 tỷ USD (khoảng 184.563 tỷ VND) vào năm 2021, và lên tới mức 16,1 tỷ USD (289.164 tỷ VND) ở năm 2026.

Những con số thống kê này rất tiềm năng với bất kỳ nhà đầu tư hay bán lẻ thuốc nào trên thị trường thông qua kênh bán hàng online. Đặc biệt hơn là vào thời kỳ công nghệ 4.0 như hiện nay. Khi con người có thể tận dụng tối đa những nền tảng thông minh vào việc kinh doanh, mua sắm, tiêu dùng ngày một hiệu quả hơn.

1. Với các sản phẩm, dịch vụ của ngành Dược học, Sản phẩm/ dịch vụ được phép kinh doanh là

  • Các thuốc không kê đơn: Như thuốc giảm đau, hạ sốt; thuốc Vitamin khoáng chất, Thuốc kháng Histamin,Thuốc tẩy giun, Thuốc Đông Y……
  • Thực phẩm chức năngnhư thuốc bổ gan, bổ não, làm đẹp…..
  • Thiết bị y tếMáy đo Huyết áp, đo Tiểu đường,Đai lưng…..
  • Các sản phẩm chăm sóc sức khỏe khácVật tư y tế thông thường, bông băng,gạc…….
  • Mỹ phẩm: Kem bôi dưỡng da,…….

Và Tiêu chuẩn và nguyên tắc tối thiểu với các thực phẩm nêu trên cần để được phép kinh doanh
  • Có hạn sử dụng: tất cả các mặt hàng thực phẩm phải được dán nhãn có chứa thông tin hạn sử dụng rõ ràng. Không được bán các mặt hàng thực phẩm đã hết hạn.
  • Nguyên tem/mác: tất cả các thực phẩm và các chế phẩm liên quan cần được đóng gói và giữ nguyên tem/mác nếu có thể để đảm bảo rằng người mua có bằng chứng xác định hàng giả, hàng đã qua sử dụng. 
  •  Các mặt hàng thực phẩm dễ bị hỏng/ôi thiu: người bán có trách nhiệm cung cấp thông tin đầy đủ trong phần mô tả hàng hóa và đảm bảo rằng thực phẩm luôn được đóng gói hợp lý

2. Sản phẩm/dịch vụ nào không được phép kinh doanh trên nền tảng Website thương mại điện tử tại Việt Nam

  • Các thuốc nằm trong danh mục thuốc kê đơn như :thuốc kháng sinh .thuốc tim mạch thuốc huyết áp, tiểu đường, ...
  • Các thuốc nằm trong danh mục thuốc kiểm soát đặc biệt: như thuốc gây nghiện,thuốc hướng tâm thần tiền chất....
  • Thuốc nằm trong danh mục thuốc bị thu hồi 
  • Thuốc kém chất lượng ,hàng giả ,hàng nhái
  • Thuốc hết hạn sử dụng 
  • Các sản phẩm chức năng, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, thiết bị y tế không được phép lưu hành trên thị trường

3.Những quy định này đươc thể hiện trong văn bản pháp lý nào?

  *Theo quy định của Luật Dược năm 2016 quy định thuốc là loại hàng hóa đặc biệt và chỉ được bán lẻ dưới 4 hình thức sau: nhà thuốc, quầy thuốc, tủ thuốc của trạm y tế xã/phường và cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền.

Khi nhà thuốc, quầy thuốc mở cửa thì dược sĩ phải có mặt để thực hiện công tác chuyên môn, tư vấn cho người bệnh. Các loại thuốc bán phải được Bộ Y tế cấp phép lưu hành là thuốc, được cấp giấy xác nhận nội dung thông tin thuốc/quảng cáo thuốc.
Khi niêm yết, quảng cáo các loại thuốc cần căn cứ theo Thông tư số 05/TTH-BYT, hướng dẫn hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc ngày 4/10/2013, điều 19, mục III quy định các loại thuốc được quảng cáo:
Điều 19. Các loại thuốc được quảng cáo
Thuốc thuộc Danh mục thuốc không kê đơn do Bộ Y tế ban hành và có số đăng ký đang còn hiệu lực được quảng cáo trên sách, báo, tạp chí, tờ rơi, báo điện tử, website của doanh nghiệp, website của đơn vị làm dịch vụ quảng cáo, pano, áp phích băng rôn, vật thể phát quang, vật thể trên không, dưới nước, phương tiện giao thông, vật thể di động khác và trên các phương tiện quảng cáo khác. 
Thuốc được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam, có hoạt chất chính nằm trong danh mục hoạt chất thuốc được đăng ký quảng cáo trên phát thanh, truyền hình do Bộ Y tế ban hành được quảng cáo trên phát thanh, truyền hình.
 * Điều kiện phân phối thực phẩm chức năng nhập khẩu: Khái niệm thực phẩm chức năng theo Mục I Thông tư 08/2004: “Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh tật”. Theo khái niệm này thì thực phẩm chức năng nằm giữa giới hạn thực phẩm truyền thống và thuốc. Vì thế, người ta còn gọi thực phẩm chức năng là thực phẩm - thuốc. Sản phẩm mà bạn đang dự định bán là thực phẩm chức năng. 

Khoản 13,14  Điều 5 thông tư 13/2009/TT-BYT Hướng dẫn hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc có quy định 

Điều 5. Hành vi nghiêm cấm

13. Quảng cáo, thông tin (trừ trường hợp quy định tại Khoản 3, Điều 9 tại Thông tư này) các thuốc chưa được cấp số đăng ký hoặc số đăng ký hết hiệu lực.

14. Thông tin (trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 10 của Thông tư này), quảng cáo thuốc khi chưa nộp hồ sơ đăng ký thông tin, quảng cáo thuốc tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; thông tin, quảng cáo thuốc không đúng với nội dung đã đăng ký; thông tin, quảng cáo thuốc đang trong thời hạn xem xét, giải quyết hồ sơ theo quy định." 

Thông tư số 26/2012/TT-BYT ngày 30.11.2012 của Bộ Y tế

Cơ sở có giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm

Cơ sở có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định     

Theo quy định tại Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25.4.2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm

Các lô hàng thực phẩm chức năng nhập khẩu vào Việt Nam phải được kiểm tra tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được cấp thông báo lô hàng đạt chất lượng nhập khẩu

Điều 20 Luật Quảng cáo 2012 Điều kiện để quảng cáo trên mạng

1.Quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Quảng cáo cho các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.

3. Quảng cáo tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản.

4. Quảng cáo cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

a) Quảng cáo thuốc được phép quảng cáo theo quy định của pháp luật về y tế; phải có giấy phép lưu hành tại Việt Nam đang còn hiệu lực và tờ hướng dẫn sử dụng do Bộ Y tế phê duyệt;

c) Quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế phải có giấy chứng nhận đăng ký lưu hành do Bộ Y tế cấp;

0 comments:

DỰ ÁN KINH DOANH SỮA CHUA TRÂN CHÂU HẠ LONG

Thành viên nhóm 05, lớp 16AK14   Nguyễn Trọng Tiến: 2200042 Bùi Thị Trang: 22000 52 Ngô Thị Tươi: 2200084 Vũ Thị Phê: 2200008 Lê Thị Thanh H...